Vịt Hà Lan là một trong những loài gia cầm được đánh giá mà có sản lượng và chất lượng thịt vô cùng cao. Những năm gần đây, giống vịt này đã du nhập vào Việt Nam và tiến hành chăn nuôi một cách rộng rãi. Tuy nhiên, việc nhận biết chúng với những ai chưa có kinh nghiệm sẽ gặp chút khó khăn. Vậy nên, muốn tìm hiểu chi tiết về loài gia cầm này, hãy bỏ ra 5 phút theo dõi bài viết sau.

Đặc điểm để phân biệt giống vịt Hà Lan

Đây là một trong số ít giống vịt có xuất xứ châu Âu nhập cảng và tiến hành nuôi thành công tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Chúng có đặc điểm chung là thân hình nhỏ gọn tương tự như vịt trời nhưng lại nhỏ hơn những giống nội địa. Để nhận biết được, nhiều người sẽ căn cứ vào những đặc điểm cơ bản nhất:

Đặc điểm phân biệt giống vịt Hà Lan
Đặc điểm phân biệt giống vịt Hà Lan

Vịt mới nở sẽ có đặc điểm gì?

Vịt Hà Lan con sẽ có cân nặng chỉ từ 40 – 50 gram/con (1 ngày tuổi). Chúng thường rất khó để phân biệt được trống hay mái bằng mắt thường. Màu sắc lông sẽ là vàng, đen và đặc điểm bên ngoài khá tương đồng. Người chăn nuôi lâu năm đôi khi cũng chỉ có thể nhận biết thông qua việc quan sát màu lông tơ ở vị trí cổ, đầu, cánh pha có điểm đen và phần bụng sẽ có màu nhạt vàng.

Điểm thu hút người nhìn và gây ấn tượng nhất chính là đường sọc đen từ mỏ qua viền mắt và kéo dài đến gáy. Hầu hết đều có từ 3 cho đến 4 đốm vàng xuất hiện trên lưng. Đây là những đặc điểm giúp người nuôi có thể trực tiếp phần biệt với những loài khác.

Vịt trưởng thành sẽ mang đặc điểm gì?

Khi vịt Hà Lan vào giai đoạn 3 tháng sẽ có cân nặng là: Vịt trống 1,5 – 1,7 kg/ con; vịt mái: 1,2 – 1,4 kg/ con. Tuy nhiên, khi đạt đến độ trưởng thành, cân nặng của chúng sẽ là: vịt trống: 2,5 – 2,6 kg/ con; vịt mái: 1,7 -1,9kg/ con.

Người chăn nuôi hằng ngày dễ dàng quan sát đặc điểm khác biệt bằng mắt thường. Đó chính là thông qua 2 vạch đen rõ ràng nằm ngay dưới mắt đã có từ khi mới nở nhưng càng về sau càng rõ nét. Màu lông của chúng dần chuyển sang nâu nhạt và có ánh tím. Ở vị trí như cổ và cánh có xen kẽ thêm một số sợi ánh lên màu xanh biếc khá bắt mắt. Điểm dễ dàng phân biệt nhất của vịt Hà Lan mà nhiều người quan sát thấy đó chính là chân có màu xám.

Việc phân biệt con đực và con cái đã trở nên đơn giản hơn thông qua một vài nét riêng nhưng cũng không quá nổi bật. Con đực sẽ pha cọng lông màu xanh đen đậm hơn so với những con mái. Trong khi của vịt mái lại mang sắc nhạt hoặc có hơi hướng pha chút nâu.

Giống vịt đã trưởng thành
Giống vịt đã trưởng thành

Xem thêm: Tiết lộ kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt dành cho người mới

Ưu và nhược điểm khi tiến hành chăn nuôi vịt Hà Lan

Hiện tại, trên lãnh thổ cả nước đã và đang tiến hành nuôi rất nhiều giống vịt khác nhau. Tuy nhiên, giống vịt này vẫn tồn tại một số điểm nổi bật và cả điểm yếu cần khắc phục trong quá trình nuôi để có thể cạnh tranh trên thị trường:

Xét về ưu điểm

Một số điểm mạnh khi người nuôi trực tiếp chăm sóc vịt Hà Lan được liệt kê ngay sau đây:

  • Đa số loài gia cầm này đều có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh, thời gian ngắn, rất dễ thích nghi với nhiều môi trường sống và ít khi gặp bệnh.
  • Thức ăn dùng để nuôi cũng không quá cầu có thể trực tiếp sản xuất hoặc lựa chọn tại gia đình giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho người dân.
  • Chất lượng thịt vịt Hà Lan được đánh giá cao, năng suất ổn định nên việc nâng cao giá thành thương phẩm là hoàn toàn có thể.
  • Sản lượng trứng cũng thuộc vào hạng khủng, có thể kéo dài nhờ vậy mà điều kiện phát triển kinh tế cho hộ gia đình được đánh giá cao.

Xét về nhược điểm

Tuy nhiên, việc lựa chọn và tiến hành nuôi vịt có nguồn gốc từ Hà Lan này vẫn tồn tại một số những điểm yếu cần phải khắc phục như:

  • Nhiều nơi sản xuất giống không thuần chủng, đã qua lai tạo khiến chúng  không đảm bảo được chất lượng như trước, hạ giá thành.
  • Quá trình tiến hàng chăn nuôi khá đơn giản, không có quy trình rõ ràng nên thực sự không phát huy hết giá trị lấy thịt và lấy trứng của vịt Hà Lan.
  • Mô hình chăn nuôi tự phát, chưa có nhiều mô hình đạt chuẩn vậy nên việc xuất hiện bệnh tật và cả chết không biết nguyên nhân vẫn còn tổn tại.
Đánh giá nhược điểm khi nuôi vịt Hà Lan
Đánh giá nhược điểm khi nuôi vịt Hà Lan

Mô hình nuôi vịt giống Hà Lan đang áp dụng hiện nay

Nhiều người vì nhận thấy những đặc điểm nổi bật của giống vịt Hà Lan mang đến nên đã tiến hành đặt mua. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra lúc này là làm cách nào để nuôi chúng đạt năng suất hiệu quả? Dưới đây là một số mô hình đang được các nhà nông học nghiên cứu và duyệt như sau:

  • Nuôi nhốt hoàn toàn hay còn gọi là chăn nuôi khép kín. Bà con cần tiến hành dựng chuồng theo đúng tỷ lệ thuận với số lượng cá thể để vừa có không gian sinh hoạt, vận động, ăn uống và phát triển. Dù không thả ra ngoài nhưng vẫn phải đảm bảo ánh sáng và thức uống được cung cấp đầy đủ. Chú ý việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại nhằm ngăn chặn sự phát triển các loài vi khuẩn gây bệnh.
  • Với mô hình thả vườn người dân phải chuẩn bị không gian, môi trường sống vừa có chuồng trại, ao vườn để thả vịt ra ngoài. Điều này có thể giúp chúng tắm nắng, tự do vận động. Tuy nhiên điểm đáng lưu ý nhất là phải cố định khu vực sinh sông bằng lưới bao xung quanh tránh sinh vật gây hại.

Toàn bộ nội dung liên quan đến vịt Hà Lan đã được chúng tôi nêu rõ ở bài viết. Hy vọng đây sẽ là phần kiến thức hữu ích giúp người dân thuận lợi phát triển mô hình nuôi gia cầm trong nay mai.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nuôi ngỗng