Cách nuôi ngỗng khỏe mạnh và giá trị cao đang là chủ đề được nhiều bà con quan tâm. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nuôi ngỗng và giải đáp những thắc mắc cũng như những điều cần lưu ý khi nuôi giống gia cầm này để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hướng dẫn cách nuôi ngỗng – giai đoạn chuẩn bị

Để bắt tay vào công cuộc nuôi ngỗng, không chỉ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, môi trường sống,…mà bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Yêu cầu về ánh sáng

Để nuôi ngỗng phát triển khỏe mạnh và đem lại hiệu quả cao cần cung cấp đủ ánh sáng vì loài vật này thích được chạy nhảy ngoài trời. Không những thế, bạn cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và nhiệt độ phù hợp.

Những ngày đầu mới nuôi ngỗng hướng dẫn cách nuôi ngỗng cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sau khi chúng đã quen với môi trường thì giảm dần thời gian chiếu 18 – 20 giờ/ ngày. 

Ngỗng sẽ sinh trưởng tốt ở nơi nhiều ánh sáng
Ngỗng sẽ sinh trưởng tốt ở nơi nhiều ánh sáng

Chọn giống

Yếu tố quan trọng tiếp theo trong cách nuôi ngỗng là chọn giống. Bạn nên quan sát kĩ và chọn những con non mắt sáng, khỏe mạnh không có dị tật, chân cứng, chạy nhanh. Những chú ngỗng nặng từ 85 – 100g là thích hợp để làm giống nhất.

Xem thêm: Bật mí cách nuôi ngan dành cho người mới

Hướng dẫn cách nuôi ngỗng làm chuồng

Vì loại gia cầm này cần nhiều ánh sáng nên xây chuồng kiểu mở, thoáng đãng sẽ giúp chúng phát triển tốt. Thay vì xây tường gạch kín xung quanh chuồng trại, bạn nên quây bằng thép gai để có thể đón được nhiều ánh sáng hơn. Việc vệ sinh thường xuyên và độn thêm rơm, rạ, mùn cưa,… không chỉ giúp ngỗng giữ ấm mà còn hạn chế mầm bệnh hiệu quả.

Chuồng trại sạch sẽ, quây thép gai giúp ngỗng phát triển tốt
Chuồng trại sạch sẽ, quây thép gai giúp ngỗng phát triển tốt

Mật độ chăn thả không nên quá dày để tránh tình trạng chúng đánh nhau gây thiệt hại lớn. Nếu ngỗng từ 1 – 7 ngày tuổi nên để từ 10 – 15 con/ mét vuông, từ 8 – 26 ngày tuổi thì mật độ thích hợp là 6 – 8 con/ mét vuông.

Cách nuôi ngỗng đúng kỹ thuật

Việc chăn nuôi đúng kỹ thuật, phù hợp với đặc điểm của vật nuôi là rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu kỹ về loài vật này là điều cần thiết để đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Vòng đời của loài vật này chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có cách chăm sóc hay kỹ thuật nuôi hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, nên tìm hiểu kỹ để có thể dễ dàng chăn nuôi hơn.

Giai đoạn 1: Khi ngỗng được 1 tháng tuổi

Ngỗng là loài gia cần chịu lạnh kém, vì vậy khi ngỗng con mới phá vỏ bạn nên cho chúng ở phòng kín để giữ ấm. Việc duy trì nhiệt độ ổn định từ 30 – 32 độ là rất cần thiết để con non cứng cáp và khỏe mạnh. Khi trời trở lạnh, người chăn nuôi nên trang bị thêm đèn sưởi để chúng không bị lạnh.

Khi được 1 tháng tuổi, ngỗng non còn yếu vì vậy hướng dẫn cách nuôi ngỗng khuyến cáo không nên thả ở ngoài trời. Nên cung cấp thêm rau tươi, cám gạo,… vào khẩu phần ăn hàng ngày để chúng sinh trưởng nhanh. Sau khi chúng đã phát triển khỏe mạnh thì có thể cho làm quen với môi trường xung quanh.

Ngỗng con cần được giữ ấm và ở nơi thoáng mát, sạch sẽ
Ngỗng con cần được giữ ấm và ở nơi thoáng mát, sạch sẽ

Hướng dẫn cách nuôi ngỗng giai đoạn phát triển

Sau 1 tháng, loài vật hai chân này đã phát triển và dễ nuôi hơn, ăn nhiều hơn và ít bị bệnh. Đây là giai đoạn ngỗng chưa đạt tiêu chuẩn để thu hoạch, vì vậy sau khi chăn thả, bạn nên cho chúng ăn thêm ngô, khoai, thóc,.. hoặc bạn hãy bổ sung thêm bã đậu, cám công nghiệp để nâng cao chất lượng ngỗng.

Cách nuôi trong giai đoạn trưởng thành

Trong thời gian này,  hướng dẫn cách nuôi ngỗng có thể chăm sóc ở dạng chăn thả theo đàn với số lượng lớn (hơn 100 con). Mặc dù vậy, không nên nhốt chung những con chênh lệch tuổi nhiều, nếu không chúng sẽ đánh nhau gây thương tích và tổn hại lớn.

Nguồn thức ăn

Đây là yếu tố rất quan trọng trong hướng dẫn cách nuôi ngỗng. Nếu bạn thả ở ngoài tự nhiên, chúng sẽ có thể tự kiếm ăn. Tuy nhiên, vẫn cần phải bổ sung thêm ngũ cốc, thức ăn dạng viên hoặc cỏ non,…

Bạn nên chuẩn bị sẵn đồ ăn có chứa protein, vitamin, khoáng chất,.. để loài gia cầm này có thể bổ sung dinh dưỡng bất cứ lúc nào. Nên chia khẩu phần ăn thành 4 – 5 bữa ăn/ ngày để ngỗng phát triển nhanh, khỏe mạnh. Tuyệt đối không cho chúng ăn những thức ăn đã hư hỏng, ôi thiu nếu không muốn chúng gặp những vấn đề về đường ruột.

Cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng cho ngỗng
Cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng cho ngỗng

Hướng dẫn cách nuôi ngỗng cách phòng bệnh

Loài gia cầm giống vịt này rất dễ nuôi, tuy nhiên chúng cũng hay gặp các vấn đề về sức khỏe như: bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn, bệnh đường ruột, bệnh cắn rỉa lông,…

Để phòng trừ mầm bệnh hiệu quả, hướng dẫn cách nuôi ngỗng khuyên bạn phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và đúng tiêu chuẩn như:

  • Thường xuyên thay lớp độn chuồng rơm, trấu, mùn cưa lót chuồng để hạn chế vi khuẩn ủ bệnh.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống như máng ăn, máng uống,…
  • Tiêm vacxin phòng bệnh định kỳ 
  • Khử khuẩn chuồng trại bằng phương pháp thủ công, không hóa chất độc hại ( có thể dùng vôi để làm sạch khuẩn)

Tổng kết

Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về hướng dẫn cách nuôi ngỗng cơ bản và hiệu quả. Hy vọng những nhà nông thông thái có thể nuôi loài vật này khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và đem lại giá trị kinh tế cao.

Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật nuôi vịt trên cạn