Bồ câu Homing là giống chim đặc biệt có khả năng bay lượn và xác định phương hướng tốt. Trong phim ảnh xưa, người ta sử dụng loại chim này để đưa thư. Điều này liệu có đúng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lịch sử, nguồn gốc của giống chim bồ câu Homing

Bồ câu đưa thư hay bồ câu Homing (Homing Pigeon) là giống chim đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Từ thời Ai Cập cổ đại 3000 năm trước Công nguyên, chúng đã được nhà quân sự vĩ đại người La Mã Julius Caesar dùng để đưa ra.

Người Hy Lạp xưa cũng dùng bồ câu Homing để đưa tin về các giải đấu Olympics. Thời Thế chiến I và II, phương tiện đưa thư chính của quân đội các nước cũng chính là loài chim này.

Trong lịch sử nước ta, tướng Trần Nguyên Hãn của quân đội vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) chống giặc Minh cũng từng dùng bồ câu để đưa tin. Vì thế, trong tượng đài của ông về sau có hình tượng vị tướng cưỡi ngựa, tay thả bồ câu. Hiện nay, tượng đài này đang được đặt tại công viên Phú Lâm Quận 6, TP.HCM.

Bồ câu Homing được danh tướng Trần Nguyên Hãn dùng trong chiến tranh
Bồ câu Homing được danh tướng Trần Nguyên Hãn dùng trong chiến tranh

Đặc tính của giống bồ câu đưa thư

Theo nhiều tài liệu lịch sử, loài người đã mang giống bồ câu nơi hoang dã (Wild Rock Dove) về để nuôi. Họ cho chúng ăn và làm tổ để nhân giống thành loài bồ câu nhà.

Trong quá trình nuôi dưỡng, người ta thấy giống chim này luôn bay về tổ dù đi kiếm ăn ở bất kỳ nơi đâu. Vì thế mà mới có phương pháp đưa thư bằng chim bồ câu và giống chim này có tên là homing pigeon (bồ câu đưa thư).

Dù ở cách nhà đến 1800km thì bồ câu Homing vẫn có thể tìm về nhà. Tốc độ bay của chúng rất nhanh, trung bình lên đến 80km/h. Nếu bị săn đuổi hoặc gặp thời tiết xấu, chúng sẽ đạt vận tốc gần gấp đôi là 140 – 150km/h.

Có một điều cần lưu ý là bồ câu Homing chỉ có thể mang thư về nhà chứ không trao tận tay chủ. Khi có việc cần, người ta sẽ cột thư vào chân bồ câu và thả đi, chúng sẽ tự tìm đường bay về tổ và người nhận sẽ gỡ thư ra để xem. Trong chiến tranh, để tránh chim bị bắn hạ, người ta sẽ gợi cùng một nội dung cho nhiều con mang về.

Xem thêm: Chim Uyên Ương –  Biểu trưng cho tình yêu bất diệt

Giải mã cơ chế đưa thư tận nơi của chim bồ câu Homing

Đến tận bây giờ, người ta vẫn đang nghiên cứu và tìm ta cách mà bồ câu có thể đưa thư từ khoảng cách ngàn cây số. Dưới đây là một số giả thiết được các nhà khoa học đưa ra:

Cơ chế La bàn của chim bồ câu

Thoe một số nhà khoa học, bồ câu có sẵn một “la bàn” trong cơ thể giúp chúng xác định hướng mặt trời mọc. Như vậy, chúng sẽ luôn biết nhà của mình nằm ở hướng nào và bay theo cho đến khi tìm về được tổ.

Bồ câu Homing cảm nhận từ trường và âm thanh

Hầu như mọi loài vật đều có thể cảm nhận từ trường của Trái Đất. Các nhà khoa học thấy rằng trong mỏ bồ câu có một lượng sắt nên chúng cực kỳ nhạy với từ trường. Đặc biệt, tai bồ câu cũng nghe được những âm thanh tần số thấp nên chúng nhớ được những âm thanh quen thuộc gần nhà và tìm cách bay về.

Bồ câu Homing có thể cảm nhận được từ trường và âm thanh đề tìm đường
Bồ câu Homing có thể cảm nhận được từ trường và âm thanh đề tìm đường

Định vị bản đồ trong đầu

Chính vì bay rất cao và có tầm quan sát rộng, bồ câu có thể xác định được điểm đến tương tự như cơ chế định vị. Điều này giúp chúng luôn tìm được về nhà và đưa thư đúng địa chỉ.

Người ta đã huấn luyện bồ câu Homing như thế nào?

Tùy theo từng thời điểm mà bồ câu đưa thư sẽ được huấn luyện theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số phương pháp chung được sử dụng từ xưa đến nay.

Xây tổ cho bồ câu Homing bay về

Khi nuôi bồ câu, người ta luôn chú trọng việc xây tổ và cho chúng làm quen với mái ấm. Đây là nơi bồ câu gắn bó phần lớn cuộc đời của mình từ việc ăn uống, ngủ qua đêm, sinh sản nên tính gắn kết rất cao. Có rất nhiều người còn nuôi nhốt để ngăn những con bồ câu chưa có đôi bị dụ đi mất.

Tập luyện để chúng đưa thư trong khoảng cách ngắn

Huấn luyện viên thường sẽ thả bồ câu Homing đi rồi cho chúng từ tìm đường bay về tổ. Việc này được rèn luyện trong nhiều tuần, thay đổi địa điểm và tăng dần khoảng cách. Mỗi lần bay xa hơn, chúng sẽ nhớ được các cột mốc, xác định được hướng đi để bay về chính xác vị trí tổ.

Tạo những điểm dừng cho cho bồ câu Homing

Nếu các chặng bay xa nhau, người ta sẽ dựng cho bồ câu những trạm dừng chân. Ở đây, chúng sẽ ghé qua nạp thêm thức ăn, nước uống và dưỡng sức trong quá trình đưa thư. Để chúng nhận biết được thì huấn luyện viên phải đưa chúng đến điểm dừng chân để làm quen.

Người ta huấn luyện cho bồ câu nhận biết các điểm dừng chân khi đưa thư
Người ta huấn luyện cho bồ câu nhận biết các điểm dừng chân khi đưa thư

Lời kết

Trên đây là tất cả những gì cần biết về giống bồ câu Homing thường dùng để đưa thư. Phim ảnh thực chất không lừa chúng ta vì giống chím này có khả năng đặc biệt luôn tìm về tổ dù bay đi bất cứ đâu. Chính vì thế, khi chưa có phương tiện liên lạc hiện đại, người ta đã gửi thư bằng bồ câu cho nhau.

Xem thêm: 7 loại chim sẻ phổ biến nhất có thể bạn chưa biết