Vỗ béo chim cút là một trong những yếu tố quan trọng khi chúng đến giai đoạn sinh trưởng. Người chăn nuôi cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và cung cấp thực phẩm đúng yêu cầu. Để đạt năng suất cao nhất, hãy cùng tìm hiểu các kỹ thuật nuôi chim cút cụ thể dưới đây.

Tầm quan trọng của việc chọn giống chim cút

Để có thể vỗ béo chim cút tốt nhất, chúng có sinh trưởng theo đúng với các phác đồ chăn nuôi hay không phụ thuộc rất lớn vào giống. Khi chọn giống, cần chú ý chọn những con chim cút khỏe mạnh, chạy nhảy nhanh nhẹn và thân hình cân đối, đảm bảo không bị dị tật. Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia, bạn nên chọn giống chim cút từ 26 đến 30 ngày tuổi. 

  • Với những con giống mái, hãy chú ý đặc điểm xương chậu rộng, cổ nhỏ, lông mượt. Phần hậu môn đỏ hồng và nở nang, cân nặng tối thiểu 100g.
  • Với giống chim cút trống: Hãy tiến hành chọn con kích thước nhỏ hơn chim mái và sở hữu các đặc điểm cổ dài, mỏ ngắn, da nhẵn, đầu nhỏ, lông mượt.
Tầm quan trọng của việc chọn giống chim cút
Tầm quan trọng của việc chọn giống chim cút

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo chim cút hiệu quả

Để đảm bảo cho quá trình nuôi nhốt chim cút đạt hiệu quả tốt nhất, người chăn nuôi cần đảm bảo thực hiện đúng các nội dung dưới đây:

Thức ăn cho chim cút

Thức ăn chính là yếu tố quan trọng trong quá trình vỗ béo hiệu quả. Mỗi ngày chúng cần ăn từ 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10 – 11gr. Chính vì thế, thức ăn cần đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cao, chú ý bổ sung lượng đạm, khoáng chất và tinh bột.

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên vỗ béo chim cút bằng cách đổ thức ăn ra máng. Chúng sẽ tự do ăn uống cả ngày lẫn đêm. Khi nhận thấy chim cút vừa đẻ trứng hãy nhanh tay thu gom gấp để tránh trứng bị vỡ. Nên đảm bảo cho chim uống đủ nước từ 50 đến 100ml mỗi ngày, yêu cầu nước phải sạch, mát. Có thể kết hợp pha một lượng vitamin vào nước uống để giúp chim cút tăng đề kháng.

Vệ sinh chuồng nuôi

Ngoài việc vỗ béo chim cút, bạn cần chú ý vệ sinh chuồng sạch sẽ theo định kỳ. Dịch bệnh rất dễ bùng phát nên tuyệt đối không chủ quan trong quá trình nuôi nhốt. Hãy xây dựng môi trường sống cho chúng thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào, an toàn vệ sinh.

Xem thêm: Mẹo ấp trứng cút hiệu quả

Vỗ béo chim cút từng giai đoạn cụ thể

Giai đoạn phát triển của chim cút sẽ trải qua 3 giai đoạn, do đó việc chăm sóc và bổ sung thức ăn nước uống hợp lý là điều cực kỳ quan trọng:

Vỗ béo chim cút từng giai đoạn
Vỗ béo chim cút từng giai đoạn

Cút con (1-25 ngày)

Với giai đoạn chim cút con từ 1 đến 25 ngày tuổi, cần đảm bảo nhiệt độ sưởi liên tục 34 độ trong tuần đầu tiên và sau giảm dần 3 độ. Sau 4 tuần kết thúc, môi trường sống của chim cút non phải ấm áp, khô thoáng. Lúc này vỗ béo chim cút cần cung cấp thức ăn giàu đạm, canxi và vitamin.

Xem thêm: Cách ấp trứng cút hiệu quả tại nhà

Chim cút trên 20 ngày tuổi

Với giai đoạn chim cút trên 20 ngày tuổi, có thể cho chúng ăn các loại rau xanh, mồi tươi vào các bữa ăn trong ngày. Vì hệ tiêu hoá của chúng còn yếu nên hãy tiến hành băm nhỏ thức ăn để phù hợp với khoang miệng cút và không bị lãng phí thực phẩm.

Để vỗ béo chim cút hiệu quả nhất, hãy cho chúng ăn từ 3 đến 4 lần/ ngày. Chú ý không cho ăn nhiều một lúc, nên chia nhỏ ít một, ăn hết lại cho vào. Nếu quá béo chất lượng thịt của chim cút cũng sẽ giảm. Do đó, cần kết hợp lượng tinh bột nhiều hơn và giảm lượng đạm nếu muốn chúng đạt năng suất cao nhất. 

Tỷ lệ thức ăn trong giai đoạn này nên dùng gồm: 4 bắp – 1 lúa – 1 cám. Đừng quên bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin, rau xanh và cho chim uống đủ nước tối thiểu 50-100ml.

Vỗ béo chim cút trên 20 ngày tuổi
Vỗ béo chim cút trên 20 ngày tuổi

Cút thịt (25 – 30 ngày)

Ở giai đoạn khi đã đủ 25 đến 30 ngày tuổi, việc vỗ béo chim cút cần tập trung vào lượng thức ăn ít đạm, giàu tinh bột. Hãy cho chúng tự do cả ngày lẫn đêm và không nên thúc ép chim cút ăn quá tải. Đến khi chúng đủ 40 ngày tuổi có thể đem đi bán và thu nhập lợi nhuận cao.

Phòng bệnh ở chim cút ra sao?

Trong quá trình chăn nuôi và vỗ béo chim cút, hãy chú ý đến các yếu tố phòng bệnh. Nếu vỗ béo cật lực nhưng đàn chim cút vẫn không tăng trọng lượng chắc chắn là chúng đang mắc bệnh.

Mặc dù, chim cút có đề kháng mạnh nhưng không nên chủ quan trong việc phòng bệnh. Hãy thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu nuôi nhốt sạch sẽ, khô ráo, nhiệt độ ổn định. Hận chế cho chim cút tiếp xúc với những loài chim lạ. 

Chim cút thường dễ bị bệnh newcastle, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Hãy chú ý tiêm vacxin cho chim đầy đủ, bổ sung vitamin A, thêm canxi và photpho để tránh bị bại liệt. Đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hợp lý, an toàn.

Những thông tin về cách vỗ béo chim cút cùng kỹ thuật nuôi tăng sản lượng đã được bật mí cụ thể nhất đến bạn đọc. Hãy nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho chim, hạn chế các bệnh thường gặp.

Xem thêm: Các giống chim cút phổ biến